Phát Minh Kỹ Thuật In Ấn Của Trung Quốc, (Thvl) Lịch Sử Nghề In Của Trung Quốc
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.
- #1 In Nhãn Decal Tại Tphcm Lấy Ngay Theo Yêu Cầu, In Decal Giá Rẻ Tphcm Lấy Ngay Theo Yêu Cầu
- Decal Dán Đàn Guitar Sticker Dán Hình Nốt Trên Cần Đàn Hỗ Trợ Học Đàn Guitar
- Nhận Thiết Kế In Ấn Số 1 Việt Nam, Dịch Vụ Thiết Kế In Ấn
- Tranh Dán Tường, Decal Dán Tường Quận 12 Tphcm, Giấy Dán Tường Huy Hoàng
- Hồng Decal Bình Dương (Decalbinhduong), Phụ Kiện Trang Trí Xe
Lịch sử in ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.Trong bài viết này congdonginan.com sẽ giới thiệu đến bạn kỹ thuật in của trung quốc mới nhất.
You are watching:: Phát Minh Kỹ Thuật In Ấn Của Trung Quốc, (Thvl) Lịch Sử Nghề In Của Trung Quốc
Đang xem: Kỹ thuật in ấn của trung quốc
Ngành Kỹ thuật in ấn là gì?
In ấn được hiểu là một quá trình tái tại hàng loạt văn bản và hình ảnh bằng cách sử dụng biểu mẫu hoặc mẫu chính. Hình thức sớm nhất của in ấn là in bằng âm bản khắc gỗ, xuất hiện ở Trung Quốc từ những năm 220 sau Công nguyên. Có thể nói, Kỹ thuật in ấn đã tạo ra tiền đề quan trọng cho nền kinh tế tri thức hiện đại và sự truyền bá học tập đến quần chúng nhân dân.
Kỹ thuật ấn loát là một trong 4 phát minh vào thời cổ đại của người Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn đến Trung quốc và cả thế giới. Ba phát minh kia là kim chỉ nam, thuốc súng, và làm giấy.
Kỹ thuật ấn loát có nguồn gốc từ triều Tùy (tức CN 581-618) do Tất Thăng phát minh ra, sau đó được người Mông Cổ truyền sang Châu Âu, về sau người đời gọi Tất Thăng là thủy tổ của nghành in.
Tố chất nào phù hợp với chuyên ngành này?
Để có thể theo học ngành Kỹ thuật in ấn, sinh viên nên rèn luyện cho mình những tố chất sau đây:
-Có niềm yêu thích, đam mê với nghề in
-Có kỹ năng soạn thảo, phân tích thông tin
-Kỹ năng phân tích, giải quyết các vấn đề kỹ thuật
-Nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin thị trường
See more: : Nơi Bán Decal Sữa A4 A3 – Decal Pvc Sữa Có Keo Khổ A4
-Có khả năng tư duy logic, tinh thần sáng tạo.
Giải thích về kỹ thuật in ấn của trung quốc
Trước khi phát minh ra kỹ thuật ấn loát, văn hóa nghệ thuật thường thông qua sao chép bằng tay để lưu truyền lại. Chép bằng tay vừa tốn thời gian, tốn sức lại hay nhầm hay thiếu sót, từ đó có ảnh hưởng và hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của nền văn hóa. Ấn chương (tức con dấu) và kỹ thuật khắc đá đã đem lại những kinh nghiệm và chỉ thị trực tiếp cho kỹ thuật ấn loát, ví dụ như dùng phương pháp đặt giấy lên bia đá để rập mực là một trong những gợi ý cho sự hình thành của ấn loát điêu bản.
Ấn chương có từ thời nhà Tần, thường chỉ có vài chữ biểu thị tên họ, quan chức, cơ cấu. Ấn văn đều khắc dưới dạng phản thể, phân biệt thành âm văn và dương văn. Trước khi chưa có sự xuất hiện của giấy thì các công văn và thư tín đều được viết trên giản thẻ (được làm bằng trúc), sau đó dùng thằng buộc chặt, tại nút buộc có quyét một lớp nê dính (tức một loại bùn dính), sau đó dùng ấn chương đóng trên lớp bùn và gọi là “nê phong” (cách chế tạo nê phong thời đó được coi là một trong những bảo mật của triều đình). Sự ra đời của giấy đã làm cho “nê phong” được thay thế bằng “chí phong”.
Kỹ thuật khắc đá là do Ấn chương mở rộng thành, hiện nay 10 tảng thạch cổ của thời Tần được coi là 10 tảng đá được khắc sớm nhất, về sau có nhiều người khắc toàn bộ các chữ của một quyển sách lên khối đá lớn để làm giáo trình cho người học.
Kỹ thuật ấn loát của Trung Quốc đã trải qua hai giai đoạn là ấn loát điêu bản và ấn loát hoạt tự, đem lại sự tiện ích cho cuộc sống của người dân và được coi là một cống hiến lớn cho sự phát triển của loài người.
Loại bản liệu mà ấn loát Điêu bản thường dùng là gỗ cây Táo hoặc Lê, phương pháp điêu bản là đầu tiên dùng chữ viết trên tờ giấy mỏng và trong suốt, dùng mặt giấy có chữ úp lên thân gỗ, rồi dùng dao khắc gỗ theo hình chữ, dùng mực bôi lên miếng gỗ vừa khắc, dùng giấy úp lên mặt gỗ được bôi mực, dùng loát (một loại chổi dùng trong in ấn) nhẹ nhàng quét, sau đó gỡ ra sẽ được mặt chữ in trên giấy. Sự ra đời của ấn loát Điêu bản đem lại tiện lợi nhiều hơn hẳn so với việc sao chép bằng tay, mỗi lần có thể in vài trăm bộ, đến vài nghìn bộ nhưng như vậy vẫn rất tốn công tốn sức do loại điêu bản này có khuyết điểm là mỗi lần in một quyển sách sẽ cần một lượng lớn các bản khắc.
Do đó vào thời Tống (cách đây khoảng 900 năm) tại Hồ Bắc phát minh gia Tất Thăng (một người bình dân sống và làm việc tại một xưởng điêu bản) thông qua nhiều lần thực tiễn đã phát minh ra loại kỹ thuật ấn loát hoạt tự, ông dùng chữ khắc lên bùn (loại bùn dùng để đóng gạch), mỗi chữ một miếng, đem nung cho khô. Sau đó chuẩn bị một khay sắt, trên khay sắt đó có rắc hương tùng, sáp nến, tro giấy…, 4 cạnh của khay sắt được nẹp bởi một khung sắt, trong khay sắt đó xếp cho kín chữ đã đước khắc, đem nung trên lửa, dùng một tấm kim loại bằng phẳng để nèn các chữ trong khay xuống.
Để nâng cao năng suất thường chuẩn bị hai khay sắt, để khay này in hết đã có khay khác để in. Không chỉ vậy mỗi một chữ đều được chuẩn bị mấy hoạt tự, những chữ hay dùng sẽ khắc nhiều hoạt tự hơn. Sau khi in xong đem gỡ các hoạt tự ra để lần sau dùng. Loại ấn loát hoạt tự này đã khắc phục được nững điểm yếu của ấn loát Điêu bản, vừa thuận tiện, vừa kinh tế lại tiết kiệm được thời gian…vì vậy đây được coi là quá trình đại cải cách trong lịch sử ấn loát của Trung Quốc. Hiện nay nguyên lý cơ bản của loại bản in diên tự (kim loại chì) đang được thịnh hành trên toàn thế giới đều giống với nguyên lý phát minh của Tất Thắng.
Sự phát triển của In ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris. Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở Thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628, và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.Và ngày nay sách báo thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét – offset. Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca ta lốc), in lụa, in quay, và in phun và in la de.
Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal, ở Quebec, Quebecor World.In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.Một Nghiên Cứu Khác nói về lịch sử ngành in như sau :Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại.
Xem thêm: Decal Dán Tường Lazada Giấy Dán Tường : Vnpost, Decal Bảng Phấn Dán Tường Lazada Xịn
Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su.Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris.Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).
Xem thêm: Inox Hùng Cường: Thiết Bị Inox Công Nghiệp, Thiết Bị Bếp Inox Công Nghiệp
See more: : Top Địa Chỉ Dán Keo/ Decal Xe Máy Hà Nội, Decal4Bike Hà Nội
Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.
Trích: Wikipedia . org/in an/
Kỹ thuật làm giấy của trung quốc
Hàng nghìn năm trước, người Trung Quốc đã phát minh ra cách nghiền gỗ, sau đó đun sôi thành bột. Hỗn hợp bột, sau vài ngày, sẽ khô và kết dính thành tờ giấy lớn.
Từ xa xưa, khi những máy móc hiện đại chưa ra đời, giấy được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
Người Trung Quốc cổ đã chế tạo ra giấy qua các công đoạn sản xuất như sau:
1. Thu thập nguyên liệu thô
2. Đun nóng
3. Cán mỏng
4. Ép nước
5. Phơi khô
Về cơ bản, phương pháp sản xuất xưa cũ hay hiện đại đều dựa trên thành phần chính của giấy là celllulose.
Trước khi công nghiệp hóa, vào thế kỷ 19, thợ làm giấy dùng nguyên liệu từ việc lượm lặt quần áo cũ. Sau đó rửa sạch và làm cho mục nát bằng chất tẩy clo rồi giã nhỏ thành sợi thành bột giấy. Dùng máy ép, ép bằng tay rồi đem phần giấy này đi phơi khô thành phẩm.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp, nguyên liệu sản xuất giấy thanh đổi. Mọi người nhận thấy gỗ có thể sản xuất ra giấy. Thậm chí gỗ là chất liệu tốt hơn bông rất nhiều. Và cho tới hiện tại, gỗ cũng chính là nguyên liệu sản xuất giấy được ưa chuộng nhất. Bên cạnh gỗ, người sản xuất còn dùng thêm rơm rạ, thậm chí là từ giấy cũ tái chế. Ngoài ra còn sử dụng thêm keo và chất độn. Và dùng thêm các máy mài gỗ và máy xeo giấy để nâng cao hiệu suất làm việc.
Nhưng khi mà tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, liệu gỗ có thể tồn tại mãi để làm ra giấy hay không? Hiểu được điều này, con người đã tìm ra phương pháp mới chính là tái chế lại giấy. Và công nghệ giấy Kraft chính là kĩ thuật tái chế giấy hiện đại và thông dụng ngày nay.
Mức lương ngành Kỹ thuật in ấn
Hiện nay, do nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực in ấn ngày càng cao, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc với mức lương cơ bản từ 8-10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu sinh viên là người có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật tay nghề cao, lương trung bình sẽ dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng.
Lời kết
Chữ Hán, kỹ thuật làm giấy và Kỹ thuật in ấn của trung quốc truyền tải văn hóa Trung Nguyên. Trải qua thời gian khoảng chừng 5000 năm, những phát minh này đã xuất hiện trong ánh hào quang và bụi trần của thế gian, hun đúc nên nội hàm và tư tưởng thâm sâu của văn hóa Trung Nguyên, là kiến chứng cho những vinh quang và suy bại trong lịch sử xa xưa, để chờ đợi hy vọng và tương lai.
Source:: https://congdonginan.com
Category:: Tin tức in ấn khác